Trung Quốc đã ngừng mua mới hạt cải dầu (canola) của Canada. Hành động này được một số người xem là để trả đũa việc Canada bắt giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu của tập đoàn công nghệ Huawei.

Hội đồng Cải dầu Canada hôm thứ Năm 21/3 cho biết rằng các nhà xuất khẩu đang báo cáo rằng các nhà nhập khẩu Trung Quốc hiện tại không muốn mua hạt cải dầu.

Năm 2018, Trung Quốc mua khoảng 40% lượng xuất khẩu cải dầu của Canada với tổng giá trị 2.1 tỷ đô-la.

Đầu năm nay, Bắc Kinh đình chỉ nhập cải dầu từ hãng Richardson International Ltd. của Canada với lý do được giới chức Trung Quốc cho là phát hiện các sinh vật nguy hại trong sản phẩm của sản phẩm của hãng này.

Nhưng David Mulroney, cựu đại sứ của Canada ở Trung Quốc, nói rằng việc cấm nhập cải dầu Canada là hoàn toàn có liên quan tới vụ bắt bà Mạnh.

Quan hệ giữa hai nước đã căng thẳng kể từ khi Canada bắt bà Mạnh tại Vancouver hồi đầu tháng 12/2018 theo yêu cầu của Mỹ.

Cơ quan công tố Mỹ đã truy tố bà Mạnh, giám đốc tài chính và con gái của sáng lập viên Huawei, các tội gian lận.

Trung Quốc đã cảnh báo về “các hậu quả nghiêm trọng” nếu bà Mạnh không được thả ngay lập tức. Hôm 10/12/2018, Trung Quốc đã bắt hai người Canada dường như để gây áp lực với chính phủ Justin Trudeau. Một tòa án Trung Quốc cũng đã kết án tử hình một công dân Canada trong phiên xử lại đột ngột hồi tháng 12, hủy bỏ án 15 năm tù đã tuyên trước đây.

Cựu đại sứ Mulroney nói rằng động thái mới nhất của Trung Quốc nên khiến chính phủ Canada tin rằng Huawei nên bị cấm cung cấp thiết bị cho các mạng 5G ở Canada.

“Đây thực sự là ví dụ nên khiến người ta tin rằng rủi ro quá cao,” Mulroney nói.

Canada và các cơ quan an ninh của mình đang nghiên cứu liệu có nên dùng thiết bị của Huawei khi các hãng dịch vụ điện thoại di động chuẩn bị triển khai công nghệ thế hệ thứ năm. 5G nhằm để hỗ trợ việc mở rộng đáng kể các mạng lưới để tạo điều kiện thuận lợi cho các thiết bị y khoa, xe tự lái và công nghệ khác.

Huawei là hãng cung cấp thiết bị mạng lớn nhất thế giới được các công ty điện thoại và internet sử dụng, nhưng từ lây đã bị xem là bình phong để làm gián điệp cho quân đội và các cơ quan an ninh có trình độ cao của Trung Quốc.

“Chúng ta sắp sửa ra một quyết định rất, rất quan trọng về tương lai của công nghệ mà internet của chúng ta dựa vào,” Mulroney nói. “Làm sao chúng ta lại chí ít không cân nhắc chuyện đang xảy ra trong ngành nông nghiệp khi chúng ta đưa ra một quyết định trong ngành công nghệ?”

“Nếu Trung Quốc can thiệp một cách tùy tiện vào một ngành, liệu họ có thể can thiệp một cách tùy tiện vào một ngành khác? Chúng ta phải đảo lộn tình thế với Trung Quốc. Trung Quốc đảo lộn tình thế với chúng ta,” ông nói thêm.

Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh trả đũa một quốc gia dường như đã khiến Trung Quốc phật ý.

Năm 2010, Trung Quốc ngừng hiệp định song phương với Na Uy và cấm nhập khẩu cá hồi Na Uy sau khi giải Nobel Hòa bình được trao cho tù nhân chính trị Lưu Hiểu Ba ở Trung Quốc.

Vương quốc Anh và các nước khác cũng đã bị trả đũa do có các cuộc gặp Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng, người bị Bắc Kinh xem là một người ly khai nguy hiểm.

Nguồn: The Associated Press, 680 News, 22/3/2019.

© Bản tiếng Việt của Canada Info.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.