Võ Kim Cự, người đưa Formosa vào Hà Tĩnh, tìm đường sang Canada?

0

Một bức ảnh lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội mấy ngày nay và đang gây xôn xao dư luận cho thấy một người trông giống ông Võ Kim Cự, cựu chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, đưa tay đón nhận một quyển hộ chiếu trong một căn phòng được cho là thuộc cơ quan ngoại giao Canada.

Một bức ảnh lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội mấy ngày nay và đang gây xôn xao dư luận cho thấy một người trông giống ông Võ Kim Cự, cựu chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, đưa tay đón nhận một quyển hộ chiếu trong một căn phòng được cho là thuộc cơ quan ngoại giao Canada.

Ông Cự là giới chức CSVN thân cận với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và là người chịu trách nhiệm đưa nhà máy thép của tập đoàn Formosa vào tỉnh Hà Tĩnh. Nhà máy thép này xả chất thải hóa chất độc hại xuống biển gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường khiến cho cá chết hàng loạt, các ngành ngư nghiệp và du lịch tại các tỉnh miền Trung Việt Nam bị thiệt hại nặng nề đến nay chưa hồi phục hoàn toàn.

Trong bức ảnh được lan truyền rộng rãi, ông Cự ngồi cạnh một người phụ nữ trẻ, được cho có thể là người hướng dẫn hoặc cùng ông đi làm thủ tục. Phía sau ông Cự là hình quốc kỳ Canada với chiếc lá phong.

Dư luận trên mạng đang bất bình với triển vọng ông Võ Kim Cự có thể đang xin di cư sang Canada sau khi phá nát môi trường biển miền Trung bằng cách cho Formosa thuê đất 70 năm. Việc quan chức cao cấp của chế độ CSVN tìm cách đào tẩu ra nước ngoài không phải là hiếm trong những năm qua. Có những người đào tẩu để tránh bị kết án như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy… nhưng nhiều người sau khi đã vơ vét được nhiều tiền, cho con cái du học, mua nhà, tạo dựng cơ sở tại nước ngoài rồi sau đó trở thành di dân.

Ông Võ Kim Cự sinh năm 1957, nguyên là bí thư tỉnh ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, đại biểu quốc hội CSVN. Do lỗi lầm của ông Cự trong việc đưa Formosa vào Hà Tĩnh, hồi tháng 4 năm 2017, ban bí thư trung ương đảng cộng sản quyết định cách mọi chức vụ trong đảng mà ông đã từng nắm giữ. Đến tháng 9 năm 2017, ông Cự thôi những chức vụ cuối cùng, trong đó có việc rời khỏi Quốc Hội, xem như một trường hợp “hạ cánh an toàn”.

Nguồn: Huy Lam / SBTN, 11/7/2018.

Tham khảo về thảm họa Formosa:

Thảm họa Formosa: Đỏ chọi Xanh ở Việt Nam

Phong trào môi trường ở Việt Nam dấy lên từ thảm họa cá chết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.